Hội thảo Luật_Đất_đai_(Việt_Nam)

2017

Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi

Một cuộc tọa đàm về các chính sách và luật đất đai diễn ra tại Hà Nội ngày 20/4/2017, do hai liên minh các tổ chức dân sự, gồm Liên minh đất đai (Vì quyền bình đẳng tiếp cận đất cho người nghèo), gọi tắt là Landa, và Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương, gọi tắt là RiM, đứng ra đồng tổ chức.

  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ cho biết những cải thiện trong luật đất đai: "Một lỗ hổng là cơ chế nhà nước thu hồi đất. Lần đầu năm 1987 nhưng không có cơ chế bồi thường tái định cư. Đến Luật Đất đai 1993, thì nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc gia, quốc phòng. Tiêu chí rất đẹp nhưng thực tế thì thu hồi tất cả các loại đất và định nghĩa lợi ích quốc gia là do nhà nước quyết định. Cứ trình lên được duyệt là thành dự án. Đây là một lỗ hổng...Sang luật 2003, ta rành mạch hơn, không lừa dối dân nữa mà nói thẳng ra là dự án vì lợi ích quốc gia hay tư nhân. Các trường hợp khác không được thu hồi đất, như chỉ các trường hợp thu hồi để xây trụ sở của nhà nước..." và bày tỏ quan điểm: "Không thể có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà gọi đó là đất quốc phòng. Đất quốc phòng chỉ được sử dụng cho mục đích quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Không thể đem ra kinh doanh."
  • Ông Phạm Quang Tú, chuyên gia nghiên cứu chính sách của Oxfam, tổ chức đã làm việc và cùng hỗ trợ các đối tác của Việt Nam nhiều năm qua đóng góp cho tiến trình sửa đổi luật đất đai, đưa ra những giải pháp. Ngắn hạn: "Công khai minh bạch, ví dụ công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai những quyết định hành chính sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì hầu như việc thực hiện còn bất cập và hạn chế." Đối thoại với người dân, làm việc với dân có tranh chấp khiếu kiện. "Cơ chế hỗ trợ người dân, để người dân cảm thấy được hỗ trợ của các cơ quan chức năng và không bị đơn độc trong các tranh chấp kiện đối với các đơn vị bên ngoài." Giải pháp trung hạn là cần phải sửa luật theo hướng hạn chế tối đa nhà nước đưa ra quyết định thu hồi đất, đặc biệt quyết định thu hồi đất cho phát triển kinh tế, có lợi cho nhà đầu tư."
  • Ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện CISDOMA nhấn mạnh: "Cần có cơ chế, khuôn khổ luật pháp rõ rằng hơn được đưa ra như những yêu cầu chính thức, bắt buộc trong tiến trình thực hiện dự án để bảo đảm sự tham của người dân đầy đủ, sớm nhất và người dân có thể nắm thông tin và giám sát những tiến trình đó theo quy định của pháp luật." [10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luật_Đất_đai_(Việt_Nam) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39671333 http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSC... http://www.xxxxhaiduong.org/2017/05/luat-dat-dai-2... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/09... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/11/12... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/13... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/13... http://baodientu.chinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Nhung-... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://laodong.com.vn/xa-hoi/toan-van-du-thao-luat...